ĐỊNH MỨC ONLINE

Phương thức đơn giản để tính chi phí xây dựng

Đăng nhập hoặc Đăng ký để trở thành thành viên

Bảng phân loại bùn, đất, đá

Phân loại bùn, đất, đá áp dụng trong Định mức 1776-2007 dự toán Xây dựng công trình – Phần xây dựng.
Công bố kèm theo công văn số 1776/BXD-VP ngày 16/8/2007 của bộ Xây dựng (bao gồm phần bổ sung theo quyết định 1091/QĐ-BXD ngày 26/12/2011)

PHÂN LOẠI RỪNG

STT Loại rừng Nội dung
1 Loại I Bãi hoặc đồi tranh lau lách, sim mua, cỏ lau, cỏ lác trên địa hình khô
ráo. Thỉnh thoảng có cây con hoặc cây có đường kính lớn hơn hoặc bằng 10cm.
2 Loại II Rừng cây con, mật độ cây con, dây leo chiếm dưới 2/3 diện tích và cứ
100m2 có từ 5 đến 25 cây có đường kính từ 5 đến 10cm và xen lẫn cây có đường kính lớn hơn 10cm.
Đồng đất có các loại cỏ lau, cỏ lác dầy đặc trên địa hình sình lầy, ngập nước.
Đồng đất có các loại cây mắm, cốc, vẹt… trên địa hình khô ráo.
3 Loại III Đồng đất có các loại cây mắm, cốc, vẹt… Trên địa hình lầy, thụt, nước
nổi.
Rừng cây đã khai thác, cây con, dây leo chiếm hơn 2/3 diện tích và cứ 100m2 rừng có từ 30 đến 100 cây có đường kính từ 5 dến 10cm, có xen lẫn cây có đường kính lớn hơn 10cm.
Đồng đất có các loại tràm, đước… trên địa hình khô ráo.
4 Loại IV Rừng tre, nứa già, lồ ô hoặc le, mật độ tre, nứa, lồ ô le dầy đặc. Thỉnh thoảng có cây con có đường kính từ 5 dến 10cm, dây leo, có lẫn cây có đường kính lớn hơn 10cm.
Đồng đất có các loại tràm, đước… trên địa hình lầy thụt, nước nổi.

Ghi chú:
Đường kính cây được đo ở độ cao cách mặt đất 30cm.
Đối với loại cây có đường kính >10cm được quy đổi ra cây tiêu chuẩn (là cây có đường kính từ 10÷20cm).

PHÂN LOẠI BÙN CHO CÔNG TÁC ĐÀO BÙN

Sử dụng để phân loại định mức trong công tác đào bùn.

STT Loại bùn Đặc điểm và công cụ thi công
1 Bùn đặc Dùng xẻng, cuốc bàn đào được và bùn không chảy ra ngoài
2 Bùn lỏng Dùng xô và gầu để múc
3 Bùn rác Bùn đặc, có lẫn cỏ rác, lá cây, thân cây mục nát
4 Bùn lẫn đá, sỏi, hầu hến Các loại bùn trên có lẫn đá, sỏi, hầu hến

PHÂN LOẠI CẤP ĐÁ TRONG CÔNG TÁC ĐÀO PHÁ ĐÁ

Sử dụng để phân loại, xác định định mức trong công tác đào phá đá.

STT Cấp đá Cường độ chịu nén
1 Đá cấp 1 Đá rất cứng, có cường độ chịu nén >1000kg/cm2
2 Đá cấp 2 Đá cứng, cường độ chịu nén >800kg/cm2
3 Đá cấp 3 Đá cứng trung bình, cường độ chịu nén >600kg/cm2
4 Đá cấp 4 Đá tương đối mềm, giòn dễ đập, cường độ chịu nén ≤600kg/cm2

PHÂN LOẠI CẤP ĐẤT CHO CÁC CÔNG TÁC THỦ CÔNG

Dùng cho công tác đào vận chuyển, đắp đất bằng thủ công.

Cấp đất Nhóm đất Tên đất Dụng cụ tiêu chuẩn
I 1 Đất phù sa, cát bồi, đất mầu, đất mùn, đất đen, đất hoàng thổ.
Đất đồi sụt lở hoặc đất nơi khác đem đến đổ (thuộc loại đất nhóm 4 trở xuống) chưa bị nén chặt.
Dùng xẻng xúc dễ dàng
I 2 Đất cát pha sét hoặc đất sét pha cát.
Đất mầu ẩm ướt nhưng chưa đến trạng thái dính dẻo.
Đất nhóm 3, nhóm 4 sụt lở hoặc đất nơi khác đem đến đổ đã bị nén chặt nhưng chưa đến trạng thái nguyên thổ.
Đất phù sa, cát bồi, đất mầu, đất bùn, đất nguyên thổ tơi xốp có lẫn rễ cây, mùn rác, sỏi đá, gạch vụn, mảnh sành kiến trúc đến 10% thể tích hoặc 50kg đến 150kg trong 1m3.
Dùng xẻng cải tiến ấn nặng tay xúc được
I 3 Đất sét pha cát.
Đất sét vàng hay trắng, đất chua, đất kiềm ở trạng thái ẩm mềm.
Đất cát, đất đen, đất mùn có lẫn sỏi đá, mảnh vụn kiến trúc, mùn rác, gốc rễ cây từ 10% đến 20% thể tích hoặc từ 150 đến 300 kg trong 1m3.
Đất cát có lượng ngậm nước lớn, trọng lượng từ 1,7tấn/1m3 trở lên.
Dùng xẻng cải tiến đạp bình thường đã ngập xẻng
II 4 Đất đen, đất mùn ngậm nước nát dính.
Đất do thân cây, lá cây mục tạo thành, dùng mai cuốc đào không thành tảng mà vỡ vụn ra rời rạc như xỉ.
Đất sét, đất sét pha cát, ngậm nước nhưng chưa thành bùn.
Đất mặt sườn đồi có nhiều cỏ cây sim, mua, dành dành.
Đất màu mềm.
Dùng mai xắn được
II 5 Đất sét pha mầu xám (bao gồm mầu xanh lam, mầu xám của vôi).
Đất mặt sườn đồi có ít sỏi.
Đất đỏ ở đồi núi.
Đất sét pha sỏi non.
Đất sét trắng kết cấu chặt lẫn mảnh vụn kiến trúc hoặc rễ cây đến 10% thể tích hoặc 50kg đến 150kg trong 1m3.
Đất cát, đất mùn, đất đen, đất hoàng thổ có lẫn sỏi đá, mảnh vụn kiến trúc từ 25% đến 35% thể tích hoặc từ >300kg đến 500kg trong 1m3.
Dùng cuốc bàn cuốc được
III 6 Đất sét, đất nâu rắn chắc cuốc ra chỉ được từng hòn nhỏ.
Đất chua, đất kiềm thổ cứng.
Đất mặt đê, mặt đường cũ.
Đất mặt sườn đồi lẫn sỏi đá, có sim, mua, dành dành mọc lên dầy.
Đất sét kết cấu chặt lẫn cuội, sỏi, mảnh vụn kiến trúc, gốc rễ cây >10% đến 20% thể tích hoặc 150kg đến 300kg trong 1m3.
Đá vôi phong hoá già nằm trong đất đào ra từng tảng được, khi còn trong đất thì tương đối mềm đào ra rắn dần lại, đập vỡ vụn ra như xỉ.
Dùng cuốc bàn cuốc chối tay, phải dùng cuốc chim to lưỡi để đào
III 7 Đất đồi lẫn từng lớp sỏi, lượng sỏi từ 25% đến 35% lẫn đá tảng, đá trái đến 20% thể tích.
Đất mặt đường đá dăm hoặc đường đất rải mảnh sành, gạch vỡ.
Đất cao lanh, đất sét, đất sét kết cấu chặt lẫn mảnh vụn kiến trúc, gốc rễ cây từ 20% đến 30% thế tích hoặc >300kg đến 500kg trong 1m3.
Dùng cuốc chim nhỏ lưỡi nặng đến 2,5kg
IV 8 Đất lẫn đá tảng, đá trái > 20% đến 30% thể tích.
Đất mặt đường nhựa hỏng.
Đất lẫn vỏ loài trai, ốc (đất sò) kết dính chặt tạo thành tảng được (vùng ven biển thường đào để xây tường).
Đất lẫn đá bọt.
Dùng cuốc chim nhỏ lưỡi nặng trên 2,5kg hoặc dùng xà beng đào được
IV 9 Đất lẫn đá tảng, đá trái > 30%thể tích, cuội sỏi giao kết bởi đất sét.
Đất có lẫn từng vỉa đá, phiến đá ong xen kẽ (loại đá khi còn trong lòng đất tương đối mềm).
Đất sỏi đỏ rắn chắc.
Dùng xà beng choòng búa mới đào được

PHÂN LOẠI CẤP ĐẤT TRONG CÔNG TÁC ĐÓNG CỌC

Sử dụng để phân loại, xác định định mức trong công tác đào phá đá.

STT Cấp đất Tên các loại đất
1 Đất cấp I Cát pha lẫn 3 ÷ 10% sét ở trạng thái dẻo, sét và á sét mềm, than, bùn, đất lẫn thực vật, đất đắp từ nơi khác chuyển đến
2 Đất cấp II Cát đã được đầm chặt, sỏi, đất sét cứng, cát khô, cát bão hoà nước. Đất cấp I có chứa 10 ÷ 30% sỏi, đá

PHÂN LOẠI CẤP ĐÁ CHO CÔNG TÁC KHOAN CỌC NHỒI

Cấp đất đá Nhóm đất đá Tên các loại đá
IV Nhóm 4 - Đá phiến sét, phiến than, phiến Xeritxit.
- Cát kết, Dunit, Feridolit, Secpantinit… bị phong hóa mạnh tới mức vừa. Đá Macnơ chặt, than đá có độ cứng trung bình. Tup, bột kết bị phong hóa vừa.
- Có thể bẻ nõn đá bằng tay thành từng mảnh.
- Tạo được vết lõm trên bề mặt đá sâu tới 5mm bằng mũi nhọn của búa địa chất.
IV Nhóm 5 - Đá phiến sét Clorit, Phylit, cát kết với xi măng là vôi, oxit sắt, đá vôi và Đolomit không thuần.
- Than Antraxit, Porphiarit, Secpatinit, Dunit, Keratophia phong hóa vừa. Tup núi lửa bị Kericit hóa.
- Mẫu nõn khoan gọt, bẻ khó, rạch được dễ dàng bằng dao, tạo được điểm lõm sâu bằng 1 nhát búa địa chất đập mạnh.
III Nhóm 6 - Đá phiến Clorit thạch anh, đá phiến Xericit thạch anh. Sét kết bị silic hóa yếu. Anhydric chặt xít lẫn vật liệu Tup.
- Cuội kết hợp với xi măng gắn kết là vôi. Đá vôi và Đôlômit chặt xít. Đá Skanơ. Đunit phong hóa nhẹ đến tươi.
- Mẫu nõn có thể gọt hoặc cạo được bằng dao con. Đầu nhọn búa địa chất tạo được vết lõm tương đối sâu.
III Nhóm 7 - Sét kết silic hóa, đá phiến giả sừng, đá giả sừng Clorit. Các loại đá Pocphiarit, Điabazơ, Tup bị phong hóa nhẹ.
- Cuội kết chứa trên 50% cuội có thành phần là đá Macna, xi măng gắn kết là Silic và sét.
- Cuội kết có thành phần là đá trầm tích với xi măng gắn kết là silic Điorit và Gabro hạt thô.
- Mẫu nõn có thể bị rạch nhưng không thể gọt hoặc cạo được bằng dao con. Đầu nhọn búa địa chất tạo được vết lõm nông.
II Nhóm 8 - Cát kết thạch anh. Đá phiến Silic. Các loại đá Skanơ thạch anh Gơnat tinh thể lớn. Đá Granit hạt thô.
- Cuội kết có thành phần là đá Macna, đá Nai, Granit, Pecmanit, Syenit, Garbo, Tuôcmalin thạch anh bị phong hóa nhẹ.
- Chỉ cần một nhát búa đập mạnh mẫu đá đã bị vỡ. Đầu nhọn của búa địa chất đập mạnh chỉ làm xây xát mặt ngoài của mẫu nõn.
II Nhóm 9 - Syenit, Granit hạt thô nhỏ. Đá vôi hàm lượng silic cao. Cuội kết
có thành phần là đá Macna, đá Bazan. Các loại đá Nai – Granit, Nai garbo, Pocphia thạch anh, Pecmatit, Skanơ tinh thể nhỏ, các Tup silic, Barit chặt xít.
- Búa đập mạnh vài lần mẫu nõn mới bị vỡ.
- Đầu nhọn của búa địa chất đập nhiều lần tại 1 điểm tạo được vết lõm nông trên mặt đá.
I Nhóm 10 - Đá Skanơ grơnat. Các đá Granit hạt nhỏ, đá Sranơdiorit, Liparit. Đá Skanơ silic, mạch thạch anh. Cuội kết núi lửa có thành phần Macna. Cát kết thạch anh rắn chắc, đá sừng.
- Búa đập mạnh nhiều lần mẫu nõn mới bị vỡ.
Đá đặc biệt Nhóm 11 - Đá Quăczit, đá sừng cứng chắc, chứa ít sắt. Đá Anbiophia hạt mịn bị sừng hóa. Đá ngọc (ngọc bích …), các loại quặng chứa sắt.
- Búa đập mạnh một nhát chỉ làm sứt mẫu đá.
Đá đặc biệt Nhóm 12 - Đá Quăczit các loại.
- Búa đập mạnh nhiều lần mới làm sứt được mẫu đá.
- Đá Côranhđông.

Ghi chú: Khoan tạo lỗ cọc nhồi vào đá đặc biệt nhóm 11, 12 áp dụng đơn giá khoan cọc nhồi đá cấp I nhân hệ số 1,35 so với đơn giá khoan tương ứng.