ĐỊNH MỨC ONLINE

Phương thức đơn giản để tính chi phí xây dựng

Đăng nhập hoặc Đăng ký để trở thành thành viên

Khái niệm về đá quý, đá bán quý

Từ xa xưa, xu hướng của con người đã luôn mong muốn sử dụng đá quý để tô điểm cho vẻ đẹp bản thân và khẳng định đẳng cấp của mình trong xã hội. Sự hấp dẫn của các loại đá có màu sắc đẹp, sự hiếm có và độ bền của chúng đã làm mê hoặc biết bao nhiêu thế hệ. Trong suốt chiều dài lịch sử loài người, đá quý luôn được xem là biểu tượng của sự giàu có và quyền lực.
Đá quý và đá bán quý (hay còn gọi là ngành ngọc học) là một lĩnh vực rất phức tạp và tinh tế.
Trong bài viết này chúng tôi mong muốn cung cấp cho các bạn tối đa các thông tin cơ bản để có thể hiểu biết phần nào về đá quý và đá bán quý trong việc sử dụng chúng với các mục đích: làm đồ trang sức, sưu tập hoặc trang trí nội thất. Các mục đích sử dụng khác ví dụ như tâm linh hay sức khỏe, chúng tôi không đề cập ở đây.

Thế nào là đá quý, đá bán quý

Đá quý nói chung là khoáng chất có thể được gia công sử dụng cho đồ trang sức hoặc một nhu cầu làm đẹp nào đó hoặc đơn giản chỉ để sưu tập ngắm nhìn vẻ đẹp hoàn thiện của chúng. Để có thể được coi là một loại đá quý, khoáng sản phải đẹp, hiếm, và bền cứng đủ để chịu được việc sử dụng liên tục hay các phép xử lý. Trong tự nhiên có khoảng hơn ba ngàn khoáng chất, nhưng chỉ có khoảng hơn một trăm loại được coi là đá quý hoặc đá bán quý.
Hầu hết các đá quý khoáng vật và chúng được tìm thấy trong lớp vỏ trái đất lẫn trong các loại kháng vật khác. Tuy nhiên, một vài loại đá quý như hổ phách, ngọc trai, san hô và ngà voi có nguồn gốc từ động thực vật. Chúng được gọi là đá quý hữu cơ. Đá quý hữu cơ không được bền như đá quý khoáng sản, chúng thường được đánh bóng, chạm khắc, hoặc khoan xâu thành các chuỗi hạt.
Trong trạng thái tự nhiên, một viên đá quý khoáng sản được gọi là đá thô. Kết cấu tinh thể tự nhiên của nó đủ hấp dẫn để được coi là đá quý.
Hiểu một cách đơn giản, nếu có thể gọi một loại vật chất là đá quý hay đá bán quý chỉ cần chúng thỏa mãn các điều kiện sau:

  • Độ cứng: Nếu có độ cứng lớn, sẽ bền theo thời gian.
  • Độ đẹp: Một loại vật chất có các yếu tố để có thể coi là đẹp khi nó có thể tương tác với ánh sáng: có mầu sắc, có khúc xạ, có khả năng phản xạ ánh sáng.
  • Độ hiếm: Nếu vật chất càng khó tìm thì giá trị của nó càng cao.
  • Hình thành: Được hình thành hoặc tạo ra một cách tự nhiên. Ngày nay có một số đồ trang sức được gắn các viên đá nhân tạo, theo quan điểm của chúng tôi đó không phải là đá quý hoặc đá bán quý.

Đặc điểm và phân loại

Như ở phần trên đã đề cập sơ bộ để có thể xác định phẩm chất của một loại đá quý (hoặc bán quý), cần phải xem xét ít nhất 6 đặc điểm được coi là kinh điển mà người ta mong muốn có được trong viên đá. Các đặc điểm sau được liệt kê theo thứ tự về độ quan trọng:

Vẻ đẹp, sự hấp dẫn – Đặc tính quang học (Beauty – Optical Attraction)

Đầu tiên, đã là một viên đá quý thì nên có tính chất quang học hấp dẫn. Viên đá có thể đạt được điều này bởi nhiều cách khác nhau. Chúng có thể là có một màu sắc đẹp, hoặc nó có thể lấp lánh qua sự phản xạ, khúc xạ hoặc phân tán ánh sáng. Tóm lại là tất cả các khía cạnh của vẻ đẹp liên quan đến những gì xảy ra với ánh sáng khi ánh sáng được hướng tới viên đá. Chúng ta có thể xem xét các yếu tổ nhỏ hơn liên quan tới vẻ đẹp như sau:

  • Mầu sắc (Color): Chúng tôi tin rằng đặc tính quan trọng nhất của đá quý là màu sắc. Các loại đá như ruby, thạch anh tím, Ngọc bích (sapphire) và Ngọc lục bảo (Emeral) có màu sắc hấp dẫn và là đặc điểm thu hút chính của chúng và chúng thường trong suốt. San hô, Ngọc lưu ly, Cornelian và Opal đều có thể được coi là đẹp, nhưng chúng lại mờ, không trong suốt. Đá không màu tự nhiên, chắc chắn sẽ có độ hấp dẫn hoặc vẻ đẹp ít hơn. Sapphire, spinel và thạch anh và một số đá quý khác có thể có các giống (loại) không màu, chúng thường khá nhàm chán bởi vì họ không có lợi thế sở hữu vẻ đẹp của màu sắc. Kim cương tương tự như vậy thường là không màu, nhưng thật éo le, nó được nhiều người xem là đá quý được ưa chuộng nhất. Lý do là bỏi Kim cương có độ khúc xạ và tán sắc rất cao.
  • Sự lấp lánh (Sparkle), các yếu tố quyết định sự lấp lánh là:
  • Sự phản xạ (Reflection): Hầu hết tất cả các loại đá sẽ phản chiếu ánh sáng từ bề mặt của chúng. Số lượng ánh sáng phản xạ sẽ phụ thuộc vào bề mặt phản xạ của viên đá. Bề mặt phản xạ tốt là bề mặt có độ phẳng tốt, tức là viên đá được đánh bóng. Đối với loại đá càng cứng, việc đánh bóng sẽ càng khó. Ngoài ra, sự phản xạ còn phụ thuộc vào tính chất khúc xạ của viên đá. Sự phản xạ của một viên đá ở bề mặt thường được gọi là “ánh” (lustrer) của nó. Đá trong suốt cũng sẽ phản chiếu ánh sáng từ bề mặt bên trong của chúng. Điều này phụ thuộc vào chỉ số khúc xạ của viên đá. Tỷ lệ ánh sáng phản chiếu lên bề mặt bên trong sẽ thay đổi khi ánh sáng đi vào trong viên đá bị bẻ hướng (do tính khúc xạ của viên đá). Góc phản xạ này được gọi là góc phản xạ nội. Góc này ở mỗi viên đá là khác nhau và là yếu tố rất quan trọng khi xác định góc cắt tối ưu cho viên đá quý khi gia công chế tác. Lý tưởng nhất là tất cả các ánh sáng đi vào viên đá từ mọi hướng sẽ thoát ra qua các đầu (phía trước) của đá.
  • Sự khúc xạ (Refraction): Tất cả các vật liệu đều có tính chất khúc xạ ánh sáng (sự thay đổi đường đi của ánh sáng). Lượng ánh sáng bị khúc xạ là một tính chất quan trọng của tất cả các loại đá quý. Để đo chỉ số khúc xạ của vật liệu chúng ta dùng khái niệm chiết suất hoặc RI. Tham khảo chỉ số khúc xạ các loại đá tại đây
  • Sự tán xạ (Dispersion): Tán xạ là sự khác biệt chỉ số khúc xạ đối với các màu sắc khác nhau trên cùng một loại vật liệu. Ánh sáng trắng thực sự bao gồm ánh sáng của tất cả các màu sắc khác nhau. Một vật liệu có độ tán xạ cao sẽ phân chia ánh sáng mạnh theo các mầu trong dải quang phổ (7 sắc cầu vồng).
    Tán xạ thường làm cho viên đá có hiệu ứng mầu “lửa”.
  • Giác mài (Facets): Số lượng giác mài và vị trí của nó là một yếu tố rất quang trọng làm cho viên đá lấp lánh hơn, tăng cường vẻ đẹp. Đọc thêm “Các hình khối cơ bản trong chế tác đá quý”
  • Kích cỡ (Size): Nói chung, một viên đá quý lớn chúng ta sẽ thấy được rõ ràng hơn vẻ đẹp của nó. Một viên đá quý nhỏ mà chỉ có thể xem được thông qua dụng cụ quang học, có thể nó chỉ là mối quan tâm một chuyên gia ngọc học, có lẽ vì tính hiếm có của nó, nhưng sẽ ít được sử dụng thực tế trong đồ trang sức. Một viên đá quá lớn sẽ có giá trị rất cao bởi tính chất hiếm có của nó. Do vậy kích cỡ phù hợp cùng là một đặc điểm cần được xét tới khi bạn quan tâm tới một viên đá.
  • Hình dáng (Shape):Trong một số trường hợp, một viên đá chế tác hình trái tim trông có vẻ hấp dẫn, cuốn hút hơn so với các kiểu chế tác khác, tuy nhiên đó chỉ là sở thích cá nhân. Mỗi loại đá thường phù hợp với một kiểu cắt mài nhất định. Ví dụ Ngọc lục bảo (Emeral) thường được chế tác hình thuôn dài hoặc hình bát giác, với kiểu cắt mài như vậy, Ngọc lục bảo sẽ có được vẻ đẹp tối đa của mình.

Độ bền (Durability)

Không phụ thuộc vào vẻ đẹp bên ngoài, viên đá được coi là quý khi nó có độ bền hợp lý. Đá quý rất khác nhau trong độ bền của chúng, một số có độ bền gần như không thể phá hủy.
Điều quan trọng là bạn phải phân biệt độ bền không giống như độ cứng. Ví dụ, hãy thử đập một chai thủy tinh và một quả bóng cao su trên sàn bê tông. Thủy tinh cứng hơn cao su, nhưng chai thủy tinh bị vỡ và quả bóng cao su nảy lên. Như vậy quả bóng cao su có độ bền cao hơn cái chai thủy tinh trong trường hợp này.
Độ cứng (hardness): Độ cứng của đá rất quan trọng, nó làm cho viên đá có khả năng chống mài mòn, một yếu tố quan trọng khi xem xét độ bền của đá. Như vậy xét trên khía cạnh này, đá càng cứng thì càng quý. Bạn có thể xem thêm khái niệm về độ cứng và thang đo Mohs tại đây

Tính hiếm (Rarity)

Một số nhà buôn và chế tác đá cho rằng tính chất hiếm của một loại đá đá đặc tính cần thiết để xếp nó vào dạng đá quý. Quy luật cung cầu chỉ ra rằng những vật hiếm thường có giá trị cao. Chẳng hạn như Thạch anh tím (Amethysts) thường được đánh giá thấp bởi vì nó quá phổ biến ở Brasil mặc dù mầu sắc của nó rất hấp dẫn. Đối với các loại đá, tính hiếm có thường làm tăng giá trị của nó. Đối với các khoáng vật hiếm, không có giá trị thẩm mỹ, vẫn thường được các nhà sưu tập đánh giá cao về giá trị. Không phải tất cả các loại đá phổ biến thường bị đánh giá thấp về giá trị. Chẳng hạn như Kim cương có mức độ phổ biến gấp hàng nghìn lần so với đá alexandrite, nhưng kim cương vẫn được đánh giá cao hơn nhiều.

Bạn có thể tra cứu Danh mục các loại đá tại đây

****************************************************************************************************************************

© 2014 pebbles.tmistones.com all rights reserved.
Sao chép bài viết này mà không có sự đồng ý bằng văn bản của tmistones.com đều không được chấp nhận
****************************************************************************************************************************

One thought on “Khái niệm về đá quý, đá bán quý

Để lại lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không xuất hiện trong các lời bình luận. Các ô bắt buộc nhập thông tin có dấu *

Bạn có thể sử dụng các thẻ HTML để đặt thuộc tính: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>